Nồi tráng bánh cuốn TPHCM

Bánh cuốn trứng, bánh cuốn cà cuống, ruốc tôm... là những biến thể hấp dẫn của món bánh cuốn vốn đã rất quen thuộc trong đời sống ẩm thực Sài Gòn.

Nồi tráng bánh cuốn TPHCM

1. Bánh cuốn thịt truyền thống

Trong quyển “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng, xuất bản năm 1960) có đoạn đặc tả về bánh cuốn khá thú vị:

“Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở các nẻo đường, trong những gian nhà thấp bé, tối tăm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh một hai nồi nước nóng, trên có căng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.

Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn băm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhỉ (nấm mèo) vào.

Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh.

Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.

Hơn 50 năm sau những dòng bút ký thú vị đó, bánh cuốn Hà Nội đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống sinh hoạt Sài Gòn. Có vô vàn những quán bánh cuốn lớn nhỏ khác trong các khu dân cư dọc ngang Sài Gòn này.

2. Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng là một đặc sản của Lạng Sơn. Tuy không phổ biến như các thương hiệu bánh cuốn khác như Thanh Trì, Nam Định hay Phủ Lý nhưng món bánh cuốn trứng này rất đặc biệt bởi cách làm cũng như thành phần.

Những hạt gạo tẻ trắng ngần được chọn lựa để xay mịn thành bột, rồi sau đó được hòa với nước để tạo ra một hỗn hợp không quá đặc cũng không quá loãng nhằm tạo ra độ dẻo đặc trưng cho bánh. Đầu tiên người làm bánh sẽ trải bột ra khuôn vải rồi đóng nắp, chờ một chút cho bánh vừa chín tới thì mở nắp ra rồi đập trứng gà lên lớp bánh. Cái hay ở đây là người thợ tráng bánh phải đậy nắp lại và canh sao kịp lúc lớp lòng trắng đục lại và dính vào mặt bánh, còn lòng đỏ thì vừa chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp quả trứng không bị bể, thì mới mở nắp. Rồi dùng đũa dẹp chia bánh làm hai phần, khéo léo hất mép bánh cuộn lại ôm nhân trứng bên trong.

Ăn món bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng kiểu thì phải có thêm một lớp thịt heo bằm xào với hành ngò phủ ở phía trên, còn nước chấm phải là loại nước ninh với xương ống trộn với thịt bằm, cùng chút gia vị đường, ớt, và rau mùi băm nhỏ. Ở quán Hồng Hạnh các phần này được gia giảm, phần bánh cuốn trứng dọn ra ăn cùng chả lụa, chả quế và nước mắm thông thường như các loại bánh cuốn khác. Tuy vậy cũng không hề giảm đi cái thú vị của món này. Sắn từng phần bánh cuốn trứng vuông vức cho lòng đào tan chảy ra, rồi chan thêm chút nước mắm có dằm tí ớt vào. Vị thanh thanh của nước mắm quyện với vị béo ngậy của miếng trứng khiến cho tất cả như tan chảy ra trong miệng thực khách. Đảm bảo bạn sẽ thích một khi đã thưởng thức món ăn khá độc đáo này.

Ngoài ra còn có một cách ăn khác: bánh cuốn trứng tráng lẫn cùng bột. Cách này thì dễ ăn hơn vì ăn như bánh cuốn thông thường. Bánh cuốn kiểu này có màu vàng rất đẹp, ăn ngon đậm đà hơn bánh cuốn không tráng trứng do phần trứng đã hòa lẫn vào bột.

3. Bánh cuốn kiểu Hoa

Nếu như bánh cuốn truyền thống của người Việt (như bánh cuốn Tây Hồ, bánh cuốn Hải Nam) có nhân thịt, tôm, củ sắn, nấm mèo... thì bánh cuốn người Hoa chỉ là miếng bánh dày cuộn tròn, khá mềm, ăn không ngán. Món này thực ra có nguồn gốc từ thực đơn điểm tâm của người Hoa gốc Quảng, với tên gọi quốc tế thông dụng là "rice noodle roll". Có 2 cách ăn phổ biến là có nhân (xá xíu hay tôm), hoặc bánh không hấp với tàu xì (nước tương).

Khi du nhập vào Sài Gòn, cách ăn bánh ướt, bánh cuốn của người Hoa đã thay đổi đáng kể. Không còn ăn theo phần hay trong xửng hấp, mà ăn dĩa chung với những món ăn kèm rất Việt Nam như chả lụa, nem chua; bánh đậu, và tất nhiên không thể thiếu nước mắm.

Món bánh đậu kiểu Hoa cũng rất hấp dẫn với phần nhân khoai môn không lẫn vào đâu được, lúc nào dọn ra cũng giòn rụm. Chả lụa thì xắt thành thanh vuông chứ không xắt miếng như thường thấy, ăn kèm với nem chua rất ngon.

4. Bánh cuốn thịt nướng

Món ăn đậm chất Huế này hẳn không còn xa lạ gì với người Sài Gòn. Xuất thân từ làng Kim Long ven sông hương (phía Tây kinh thành Huế), món ăn này đã “Nam tiến” và dần dần trở nên quen thuộc trong đời sống ẩm thực nơi đây. Cũng với thành phần tương tự như thường thấy, món bánh cuốn thịt nướng ở quán Hồng Hạnh được cải biên đôi chút. Dĩa bánh được dọn ra với 3 cuốn khá to và cắt sẵn. Thay vì cầm và chấm vào phần tương đậu như thường thấy, ở đây bạn sẽ chan tương vào  rồi ăn bằng đũa. Phần nhân thịt nướng kẹp trong lát bánh ướt cùng lớp rau tươi lần chung với lớp tương đậu ở phía trên khá hài hòa. Một chút đồ chua phía trên hẳn sẽ làm cho món ăn này thêm phần thú vị.

5. Bánh cuốn cà cuống

Quán bánh cuốn nhân thịt chấm với nước mắm cà cuống đã tồn tại hơn 30 năm ở Sài Gòn là của bà Phạm Thị Chức, một người Bắc di cư vào Sài Gòn từ 1976.

Người thứ ba kế nghiệp là cháu ngoại của bà cho biết “phải đặt hàng tinh dầu cà cuống từ vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, nơi người ta vẫn còn bắt được con cà cuống, lấy bọng tinh dầu và trộn với một phần thịt cà cuống, cho vào lọ nút kín rồi chuyển vào Sài Gòn”.

Chấm một miếng bánh cuốn vào chén nước chấm có tinh dầu cà cuống, mùi thơm cứ ngan ngát thật khó tả. Tốt nhất là bạn không nên ăn kèm rau thơm và giá vì sẽ pha tạp mùi.

Có người vào đây ăn liền hai dĩa bánh cuốn kẻo phí nước chấm. Gần Tết là thời điểm đông Việt kiều vào ăn nhất vì chỉ về Việt Nam mới được ăn món này. Một vị khách Việt kiều còn ăn liền một lúc 3, 4 dĩa làm chủ quán mắt tròn mắt dẹt. Nhưng, có ai xa quê hương mới hiểu, tìm được hương vị ký ức còn mừng hơn bắt được vàng.

Người mô tả hương thơm cà cuống hay nhất từ trước tới nay có lẽ là nhà văn Thạch Lam, ông thấy mùi cà cuống trong tô phở “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Quả vậy, một món ăn có chút tinh dầu cà cuống thơm nhẹ chứ không nồng, ngỡ như có, ngỡ như không, khó mà nắm bắt được. Chấm một miếng bánh cuốn vào bát nước mắm có cà cuống ngát hương, lại phải nhanh tay chấm miếng thứ hai để định vị cái mùi gì mà vẫn không sao nắm bắt được rõ ràng.
Nồi tráng bánh cuốn TPHCM Nồi tráng bánh cuốn TPHCM Reviewed by Unknown on 02:00 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.